new21 Tổng hợp viêc làm cho Sinh viên mới ra trường, thực tập viên mới nhất Cần Thơ
 

Kỹ năng viết đơn xin việc - CV xin việc

Kỹ năng viết đơn xin việc - CV xin việc
Những việc đầu tiên cần thực hiện với một bộ hồ sơ xin việc của bạn đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng một cách kỹ lưỡng, phải biết họ đang tìm gì, họ muốn gì ở những ứng cử viên. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy làm đưa chính những điều mà nhà tuyển dụng đang cần vào trong đơn xin việc - CV xin việc của bạn, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng chú ý tới bạn.

Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng có khả năng đảm nhiệm công việc và có sự phát triển. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.

Đừng quá phô trương bản thân nhưng cũng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

Cách viết hồ sơ xin việc thuyết phục

Hồ sơ xin việc thường bao gồm:

  • Đơn xin việc chuẩn (Cover Letter)
  • Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resume)
  • Bằng cấp lien quan
  • Thư giới thiệu xin việc.
  • Các tài liệu chứng minh thành tích.
  • Giấy khám sức khỏe

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư tiến cử có thể được viết bởi người cấp trên của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư này cũng có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác. Nhưng không thiếu khả năng và thành tích tốt của bạn nhé.

Kỹ năng viết CV xin việc thuyết phục

Có 4 kiểu CV xin việc cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.

Các nội dung chính của một CV:

Thông tin cá nhân

Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

Trình độ học vấn

Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).

Kinh nghiệm làm việc

Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.

Các kỹ năng có liên quan đến công việc

  • Khả năng giải quyết vấn đề.
  • Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình tại các buổi hội thảo.
  • Khả năng trình bày.
  • Khả năng quản lý thời gian.
  • Khả năng quản lý dự án.
  • Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá.

Sở thích, mối quan tâm

Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.

Người tham khảo

Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.

Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo. Để khẳng định những gì bạn nói là sự thật.
 

Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ xin việc

  • Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn. Và khi bạn đã được đi tiếp tới vòng phỏng vấn, bạn chắc chắn sẽ rất vui, và không thiếu sự hồi hợp lo lắng.
  • Những việc đầu tiên cần thực hiện với một bộhồsơxin việc của bạn đó là cần phải tìm hiểu vềnhà tuyển dụng một cách kỹlưỡng, phải biết họđang tìm gì, họmuốn gìởnhữngứng cửviên. Những thứhọcần bạn có không, nếu có, hãy làm đưa chính những điều mà nhà tuyển dụng đang cần vào trong đơn xin việc - CV xin việc của bạn, tận dụng chúng tối đa đểlàm nhà tuyển dụng chú ý tới bạn. 
  • Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khảnăng phù hợp với công việc. Họkhông cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng có khảnăng đảm nhiệm công việc và có sựphát triển. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứliệt kê hết ra là đủ.
  • Đừng quá phô trương bản thân nhưng cũng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

Các điều cần biết để có được một thư xin việc thuyết phục

  • Bên ngoài túi đựng hồ sơ bạn cũng cần điền đầy đủ thông tin và nhớ có ghi cả vị trí ứng tuyển. Để khi nhà tuyển dụng đọc sẽ biết qua về thông tin của bạn và vị trí ứng tuyển, có nhiều nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian với rất nhiều hồ sơ khác, vậy nên họ chỉ xem qua bên ngoài hồ sơ cũng có thể chọn hay không chọn bạn đi tiếp vòng phỏng vấn.
  • Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.
  • Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.

Qua đây chắc các bạn đã hiểu được CV xin việc là gì, và viết CV sao cho chuẩn. Chúc các bạn nhanh chóng tìm được công việc yêu thích !

Nguồn: 
giaiphapdaotaovnnp.edu.vn

  Ý kiến bạn đọc

Tìm theo ngành nghề
Việc làm theo tỉnh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây