1. Tôi mong muốn mức lương….
Quá nôn nóng trong việc đề cập trước đến chuyện lương thưởng trong buổi gặp gỡ đầu tiên là một sai lầm. Ở mỗi công ty, công việc mức lương được trả với đúng khả năng làm việc của bạn, đừng nóng vội đề nghị trước mức lương mong muốn, vì điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn coi trọng kinh tế hơn nhiều so với việc học hỏi và cải thiện mình.
Câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” sẽ được nhiều nhà tuyển dụng đặt ra? Hãy cẩn thận trả lời câu hỏi này. Dù nhiều hay ít, đi làm ở bất kỳ nơi nào, bạn sẽ học hỏi được một số điều và có thêm nhiều kinh nghiệm, vì vậy việc chê bai sếp cũ, nói xấu đồng nghiệp sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Khi bạn làm những điều này, đồng nghĩa với việc bạn đang thể hiện sự vô ơn và kém trung thành. Đừng bao giờ thể hiện những suy nghĩ tiêu cực nơi bạn.
Nếu phải trả lời câu hỏi “Tại sao bạn xin vào vị trí này?”, bạn hãy đề cập đến những điểm cộng hấp dẫn có được từ công việc mới, thay vì than vãn, đổ lỗi và tỏ thái độ chán ghét với công việc cũ. Hãy nhấn mạnh đến những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đang có sẽ giúp ích gì cho công việc mới, điều này thể hiện sự thận trọng và cầu tiến nơi bạn.
Nhiều ứng viên khi nhận được câu hỏi “Nhược điểm của bạn là gì?” thì ngần ngại và không chịu thừa nhận nhược điểm của mình. Câu trả lời “Tôi không có bất kỳ nhược điểm nào…” hoàn toàn không phải là câu trả lời hay, ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.
5. Tôi sẽ có được vị trí của ông/bà trong vài năm tới
Việc bạn tỏ ra tự tin là điều rất tốt, tuy nhiên việc bạn muốn khẳng đinh sự tự tin bằng cách nói rằng bạn sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong thời gian tới có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn hơi quá tự cao và ngạo mạn. Tự cao và ngạo mạn sẽ đánh rớt bạn trong buổi phỏng vấn.
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.
7. “Cuộc phỏng vấn này kéo dài bao lâu?”; “Tôi có thể gọi điện một chút được không?”
Nếu bạn mắc phải những sai lầm này, bạn sẽ không có cơ hội có được vị trí bạn mong muốn, thái độ thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng là thái độ bạn không bao giờ được thể hiện trong buổi phỏng vấn. Hãy luôn tỏ thái độ chăm chú trong suốt buổi phỏng vấn bằng cách ghi chép, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi, gật đầu khi đồng ý hoặc hiểu rõ quan điểm của họ.
Trên đây là một vài thông tin mà bạn nên chia sẻ một cách khéo léo và tích cực đối với nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn. Sự thận trọng làm chủ bản thân cũng như trang bị cho mình một vài kỹ năng mềm chuyên nghiệp sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua nhiều ứng viên khác để có vị trí công việc mà bạn mơ ước. Chúc bạn thành công!
-------------------------
Nguồn: VNNP EDU
Ý kiến bạn đọc